Các gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc trở thành con mồi của trò lừa đảo sáng chế

Mặc dù đại dịch đã mang lại lợi nhuận kỷ lục cho các công ty công nghệ khi nhu cầu về phần cứng liên lạc và giải trí tại nhà tăng lên, nhưng nó cũng gây ra mối đe dọa ngày càng tăng đến từ những kẻ lừa đảo bằng sáng chế.
Các công ty chuyên khai thác quyền bằng sáng chế đã và đang mua tài sản trí tuệ từ các công ty đang gặp khó khăn giữa đại dịch và sử dụng nó như một vũ khí để chống lại các công ty Hàn Quốc.
Cách tiếp cận này thường được coi là chiến lược “vừa đấm vừa xoa”, vì các mục tiêu của họ thường muốn tránh kiện tụng ra tòa án vì tốn thời gian và các chi phí liên quan, ngay cả khi họ có khả năng thắng kiện.
Do đó, họ đang giải quyết số lượng ngày càng tăng các vụ kiện bằng sáng chế ở giai đoạn đầu của quá trình tố tụng ra tòa, đặc biệt là ở Mỹ, nơi thị trường công nghệ lớn nhất.
Trong số 809 vụ kiện về bằng sáng chế đã khép lại trong 5 năm liên quan đến các công ty Hàn Quốc cho đến tháng 3 năm 2021, theo đó hầu hết trong số họ là bị đơn, 72% đã được giải quyết trước hoặc trong các thủ tục tiền xét xử. Theo dữ liệu của Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Hàn Quốc và Cơ quan Bảo vệ Sở hữu Trí tuệ Hàn Quốc, chỉ có 4% đi đến được phán quyết của tòa án.
Và ngày càng có nhiều đơn kiện được nộp bởi các tổ chức không hoạt động, những tổ chức này có bằng sáng chế nhưng không sử dụng chúng để sản xuất sản phẩm, thay vào đó tìm kiếm lợi nhuận từ việc người khác sử dụng chúng.
Các công ty công nghệ ở đây phải trả giá bằng mọi cách và nguy cơ thua kiện có thể là rất lớn. LG Electronics đã được lệnh trả 45 triệu đô la cho công ty Mondis Technology.
Theo số liệu của chính phủ, trong 6 phán quyết trong thời hạn 5 năm chống lại các công ty Hàn Quốc, họ phải trả trung bình 15 triệu đô la.
Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp bằng tiền mặt cũng có những vấn đề riêng, vì nó khuyến khích nhiều nỗ lực giải quyết và nộp hồ sơ hơn nhắm vào các khoản thanh toán tương tự, được gọi thông tục là “lừa đảo bằng sáng chế”.
Bảo Long