ASEAN, Trung Quốc cùng các đối tác ký kết hiệp định RCEP

Trung Quốc và 14 quốc gia khác đã nhất trí thành lập khối thương mại lớn nhất thế giới, bao gồm gần một phần ba kinh tế thế giới, qua việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Đây là thỏa thuận mà nhiều người ở châu Á đang hy vọng sẽ giúp đẩy nhanh sự phục hồi sau những cú sốc của đại dịch.

RCEP được ký kết vào ngày 15/11 bên lề hội nghị thượng đỉnh hàng năm của ASEAN.

Hiệp định sẽ áp dụng mức thuế thấp đối với thương mại giữa các nước thành viên song mang tính ít toàn diện hơn so với Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 11 quốc gia mà Tổng thống Trump đã rút khỏi ngay sau khi nhậm chức.

RCEP bao gồm 10 quốc gia thuộc ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Các quan chức cho biết hiệp định này vẫn mở ngỏ cánh cửa với Ấn Độ, quốc gia đã từ bỏ hiệp định do sự phản đối gay gắt trong nước đối với các yêu cầu mở cửa thị trường.

RCEP không được kỳ vọng sẽ tiến xa như Liên minh châu Âu (EU) trong việc hội nhập các nền kinh tế thành viên nhưng được xây dựng dựa trên các thỏa thuận thương mại tự do hiện có.

Thỏa thuận có các tác động mang tính biểu tượng mạnh mẽ, cho thấy gần 4 năm sau khi Trump đưa ra chính sách “Nước Mỹ trên hết” nhằm tạo dựng các thỏa thuận thương mại với các quốc gia riêng lẻ, châu Á vẫn cam kết với các nỗ lực đa phương hướng tới thương mại tự do hơn, vốn được coi là công thức cho sự thịnh vượng trong tương lai.

Gareth Leather, nhà kinh tế châu Á cấp cao của Capital Economics, cho rằng thỏa thuận này cũng là một cú hích của Trung Quốc, cho đến nay là thị trường lớn nhất trong khu vực với hơn 1,3 tỷ dân, cho phép Bắc Kinh tự coi mình là “nhà ủng hộ toàn cầu hóa và hợp tác đa phương” và tạo cho nước này ảnh hưởng lớn hơn đối với các quy tắc điều chỉnh thương mại khu vực.

Giờ đây, khi đối thủ của Trump là Joe Biden đã được tuyên bố đắc cử tổng thống, khu vực châu Á đang theo dõi xem chính sách của Mỹ về thương mại và các vấn đề khác sẽ phát triển như thế nào.

Các nhà phân tích hoài nghi Biden sẽ thúc đẩy gia nhập lại TPP hoặc rút lại nhiều lệnh trừng phạt thương mại mà Mỹ áp đặt lên Trung Quốc do chính quyền Trump đưa ra do các hành vi thương mại và hồ sơ nhân quyền của Bắc Kinh cũng như cáo buộc gián điệp và đánh cắp công nghệ.

Những người chỉ trích các hiệp định thương mại tự do nói rằng chúng có xu hướng khuyến khích các công ty chuyển công việc sản xuất ra nước ngoài. Vì vậy, theo Michael Jonathan Green thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, sau khi đã giành chiến thắng trước những cử tri bất mãn ở Michigan và miền tây Pennsylvania trong cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11, ông Biden sẽ “không lãng phí cơ hội đó bằng việc quay trở lại TPP”. Tuy nhiên, ông cho rằng với những lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, Biden có khả năng sẽ tìm kiếm sự can dự nhiều hơn nữa với Đông Nam Á để bảo vệ lợi ích của Mỹ.

RCEP ban đầu sẽ bao gồm khoảng 3,6 tỷ dân và bao gồm khoảng một phần ba thương mại thế giới và GDP toàn cầu. Ngoại trừ Ấn Độ, RCEP vẫn bao gồm hơn 2 tỷ dân và gần một phần ba tổng số hoạt động thương mại và kinh doanh.

Dòng chảy thương mại và đầu tư ở châu Á đã mở rộng đáng kể trong thập kỷ qua, một xu hướng gia tăng trong bối cảnh xuất hiện sự thù địch Mỹ-Trung. Hai nước đã áp đặt hàng tỷ USD thuế quan trừng phạt đối với hàng xuất khẩu của nhau. Hiệp định RCEP được áp dụng từ từ, có thể kéo dài phù hợp với nhu cầu khác nhau của các nước thành viên đa dạng như Myanmar, Singapore, Việt Nam và Australia. Không giống như CPTPP

Thanh Thanh