ASEAN đối mặt với thách thức 2 nghìn tỷ đô la và cơ hội để bảo vệ môi trường

Theo một báo cáo công bố hôm thứ Tư, Đông Nam Á đã thực hiện những bước quan trọng đầu tiên để chuyển sang một nền kinh tế xanh và sạch hơn nhưng các nước này cần đầu tư 2 nghìn tỷ đô la Mỹ trong thập kỷ này để cắt giảm lượng khí thải và duy trì tính cạnh tranh trên toàn cầu.
Báo cáo của công ty tư vấn quản lý Bain & Company, Microsoft và Temasek của Singapore cho biết khu vực này cần tập trung vào 3 lĩnh vực: đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi sang năng lượng xanh và giao thông; đặt giá trị vào thiên nhiên; và làm cho lĩnh vực nông sản thực phẩm trở nên hiệu quả hơn, ít ô nhiễm hơn và ít gây hại cho môi trường hơn. Báo cáo có tiêu đề Nền kinh tế xanh Đông Nam Á: Cơ hội trên con đường hướng tới phát thải bằng không khẳng định rằng việc hành động hư vậy sẽ giải quyết khoảng 90% lượng phát thải khí nhà kính của khu vực do đốt nhiên liệu hóa thạch, cũng như giải quyết thiệt hại môi trường do phá rừng và cháy rừng, và các hoạt động nông nghiệp kém hiệu quả.
Các tác giả cho biết Đông Nam Á là nơi khởi đầu của nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu, từ các nguồn tài nguyên và thực phẩm như cao su, gạo và dầu cọ, đến các mặt hàng sản xuất như chất bán dẫn. Nhưng hiện tại, nhiều chuỗi cung ứng này không thân thiện với khí hậu, thải ra một lượng lớn carbon dioxide (CO2) đang làm nóng hành tinh và thúc đẩy biến đổi khí hậu. Các tác giả cho biết, điều đó đang đặt khu vực và các công ty vào thế bất lợi trong cạnh tranh khi các khách hàng lớn trên toàn cầu ngày càng yêu cầu làm ăn với các công ty có mục tiêu bảo vẻ môi trường phù hợp với các mục tiêu của hiệp định khí hậu Paris. Satish Shankar, đối tác quản lý khu vực của Bain & Company, cho biết: “Với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, chẳng hạn như gạo và cao su, Đông Nam Á là nơi khởi đầu của nhiều chuỗi cung ứng – khiến việc loại bỏ CO2 ở Đông Nam Á trở thành điều không thể đối với các tập đoàn đa quốc gia. Trong khi tiềm năng của chúng ta là rất lớn, Đông Nam Á có nguy cơ bị bỏ lại phía sau nếu chúng ta không hành động”.
Các tác giả cho biết việc hành động ngay bây giờ có thể mang lại cơ hội kinh tế khoảng 1 nghìn tỷ đô la với các lĩnh vực tăng trưởng mới đóng góp khoảng 6 đến 8% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực vào năm 2030. Khu vực này cần chuyển từ khai thác tài nguyên sang điện khí hóa, sử dụng năng lượng hiệu quả, năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió, hiện đại hóa lưới điện, giao thông xanh và công nghệ thu giữ carbon mới nổi và năng lượng hydro. Khu vực ngày càng cần khai thác các nguồn năng lượng tái tạo dồi dào như địa nhiệt, năng lượng mặt trời và gió ngoài khơi và chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than đá. Các tác giả cho rằng khu vực này cũng phải thực hiện tốt hơn các cam kết về khí hậu của mình trong khuôn khổ Thỏa thuận Paris. Hiện không quốc gia nào ở Đông Nam Á có kế hoạch bảo vệ môi trường đáp ứng các mục tiêu của Thỏa thuận Paris.
Huy Hoàng