Meta đồng ý trả 725 triệu đô la để giải quyết vụ kiện bê bối dữ liệu

Công ty Meta Platforms đã đồng ý trả 725 triệu đô la để giải quyết vụ kiện tập thể về quyền riêng tư.

Công ty truyền thông xã hội này đã bị cáo buộc cho phép các bên thứ ba, trong bao gồm Cambridge Analytica, truy cập thông tin cá nhân của người dùng. Thỏa thuận được đề xuất sẽ giải quyết vụ kiện kéo dài từ năm 2018 rằng Facebook đã cho phép công ty tư vấn chính trị của Anh truy cập dữ liệu của 87 triệu người dùng.

Luật sư của các nguyên đơn gọi thỏa thuận được đề xuất này là thỏa thuận lớn nhất từng đạt được trong một vụ kiện tập thể về quyền riêng tư dữ liệu của Mỹ.

Đây cũng là số tiền cao nhất mà Meta từng trả để giải quyết một vụ kiện tập thể.

Meta đã không thừa nhận hành vi sai trái như một phần của thỏa thuận dàn xếp, điều phải được sự chấp thuận của thẩm phán liên bang ở San Francisco. Tuyên bố của công ty khẳng định việc dàn xếp này là “vì lợi ích tốt nhất của cộng đồng và các cổ đông của chúng tôi”.

Meta cho biết: “Trong ba năm qua, chúng tôi đã cải tiến cách tiếp cận quyền riêng tư và triển khai một chương trình bảo mật toàn diện.

Cambridge Analytica, hiện không còn tồn tại, đã làm việc cho chiến dịch tranh cử tổng thống thành công của Donald Trump vào năm 2016.

Công ty được cho là đã có quyền truy cập vào thông tin cá nhân từ hàng triệu tài khoản Facebook nhằm mục đích lập hồ sơ và nhắm mục tiêu cử tri.

Vụ bê bối đã dẫn đến các cuộc điều tra của chính phủ về các hoạt động bảo mật, các vụ kiện và một phiên điều trần cấp cao của quốc hội Mỹ – nơi Giám đốc điều hành Meta Mark Zuckerberg phải ra chứng thực.

Kể từ khi vụ việc bị vỡ lở, Facebook đã chặn hàng nghìn ứng dụng tiếp cận các dữ liệu người dùng vì bị tình nghi lạm dụng dữ liệu, hạn chế lượng thông tin mà các nhà phát triển ứng dụng có thể tiếp cận, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dùng giới hạn hoạt động chia sẻ dữ liệu cá nhân.

Huy Vũ