VNG trích dự phòng thêm hơn 500 tỷ đồng đẩy lỗ ròng tăng cao
Công ty CP VNG vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2022 với mức lỗ ròng gần 500 tỷ đồng, xuất phát từ việc trích lập dự phòng cho khoản đầu tư vào Công ty CP Zion – đơn vị vận hành ví điện tử ZaloPay.
đồng so với đầu năm), đồng thời nâng tỷ lệ sở hữu từ 60% lên 65,57%. Khoản đầu tư này đã phải tăng trích lập dự phòng thêm 595 tỷ đồng và là nguyên nhân đẩy chi phí tài chính tăng đột biến lên hơn 600 tỷ đồng, dẫn tới kết quả lỗ của VNG
Ngoài khoản trích dự phòng, hoạt động kinh doanh của riêng VNG cũng sụt giảm thể hiện qua doanh thu thuần quý II/2022 chỉ còn 1.284 tỷ đồng, giảm hơn 13% so với cùng kỳ. Giá vốn tăng cao nên lợi nhuận gộp của VNG cũng giảm 27% so với giá vốn tương đương cùng kỳ. Ngược lại, các khoản chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng so với năm trước.
Trừ đi chi phí thuế, trong quý II/2022 VNG lỗ sau thuế hơn 370 tỷ đồng, góp phần nâng mức lỗ từ đầu năm lên hơn 500 tỷ đồng và đánh dấu quý lỗ thứ ba liên tiếp. Trong đó, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 274 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát là 228 tỷ đồng.
Trong quý II/2022, VNG ghi nhận mức doanh thu hợp nhất hơn 2.000 tỷ đồng, giảm tương đương cùng kỳ.. Tuy nhiên, giá vốn tăng cao nên lợi nhuận gộp của VNG giảm hơn 15% so với cùng kỳ, còn 885 tỷ đồng. Con số này không đủ để bù đắp cho chi phí hoạt động, khiến VNG lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh hơn 225 tỷ đồng trong quý II
VNG đặt kế hoạch doanh thu năm 2022 đạt gần 10.200 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay và tăng hơn 33% so với năm trước. Cùng với kế hoạch doanh thu tăng kỷ lục, mức lỗ ròng của doanh nghiệp này dự kiến gần 1.000 tỷ đồng.
Những năm gần đây, các khoản lỗ tại Zion khiến kết quả kinh doanh của VNG không mấy khởi sắc. Được ví như mảng “đốt tiền” của VNG, trong năm 2021 ví điện tử Zalo báo lỗ hơn 1.200 tỷ đồng, đánh dấu mức lỗ kỷ lục trong chuỗi thời gian kinh doanh dưới giá vốn liên tục từ năm 2016.
Dù vậy VNG vẫn không nản lòng. Trong các báo cáo hàng năm, Hội đồng quản trị VNG vẫn dành ưu tiên và cơ hội đầu tư cho công ty liên quan đến các sản phẩm về Zalo, ZaloPay, Cloud, AI… ; trong đó các mảng thanh toán, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây được xem là các lĩnh vực kinh doanh chiến lược giúp VNG tham gia vào làn sóng công nghệ tiếp theo.
Huỳnh Đông