Xung quanh tuyên bố Nga ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu do “bất khả kháng”

Người khổng lồ năng lượng của Nga đang đe dọa gửi ít khí đốt hơn đến châu Âu – nhưng Đức, một trong những nhà nhập khẩu chính của họ, đã bác bỏ ý tưởng này.

Công ty Gazprom cho biết hôm thứ Hai rằng do những tình huống bất khả kháng, họ không thể tuân thủ các hợp đồng khí đốt với châu Âu.

Công ty năng lượng Uniper của Đức xác nhận với CNBC rằng Gazprom đã tuyên bố “bất khả kháng” đối với nguồn cung cấp của mình. Bất khả kháng, một điều khoản pháp lý, xảy ra khi các trường hợp bất khả kháng ngăn cản một bên thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng của mình, về lý thuyết là miễn cho họ khỏi các hình phạt.

Lucas Wintgens, phát ngôn viên của Uniper, nói với CNBC: “Đúng là chúng tôi đã nhận được một lá thư từ Gazprom Export, trong đó công ty yêu cầu hồi tố về tình trạng bất khả kháng đối với những thiếu hụt trong quá khứ và hiện tại trong việc giao khí. Chúng tôi coi điều này là không hợp lý và đã chính thức bác bỏ yêu cầu bất khả kháng”.

RWE, một công ty năng lượng khác của Đức, xác nhận với CNBC rằng họ cũng đã nhận được thông báo bất khả kháng từ Gazprom.

Gazprom không đưa ra bình luận ngay lập tức khi được CNBC liên hệ vào hôm thứ Ba.

Các quan chức ở Đức và các nơi khác ở châu Âu ngày càng lo ngại về khả năng nguồn cung khí đốt từ Nga bị ngừng hoàn toàn. Những lo ngại này càng gia tăng sau khi Dòng chảy phương Bắc 1 – một đường ống dẫn khí quan trọng từ Nga đến Đức – bị đóng cửa vào đầu tháng này để bảo trì, với một số người nghi ngờ rằng các dòng chảy sẽ được khôi phục hoàn toàn sau khi công việc hoàn thành vào ngày 21/7.

Các quốc gia châu Âu đã nhận được khoảng 40% lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga trước khi nước này xâm lược Ukraine. Các quan chức châu Âu đang cố gắng chấm dứt sự phụ thuộc này, nhưng đó là một quá trình tốn kém và khó đạt được trong một sớm một chiều.

Ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành của EU, đã công bố các thỏa thuận khí đốt mới với Mỹ và Azerbaijan, trong lúc họ tìm kiếm các nhà cung cấp nhiên liệu hóa thạch mới.

Giá khí đốt châu Âu đã tăng cao do dòng chảy từ Nga giảm. Nhưng mức giá cao hơn này có nghĩa là Nga có thể gửi ít khí đốt hơn đến châu Âu nhưng vẫn kiếm được số tiền tương tự – hoặc thậm chí nhiều hơn so với trước đây. Đây được gọi là “hiệu ứng bù trừ”.

Đại Vũ