Philippines có tiềm năng lắp đặt 21 gigawatt điện gió vào năm 2040

Theo một nghiên cứu do Bộ Năng lượng Philippines và Ngân hàng Thế giới công bố hôm thứ Tư, Philippines có tiềm năng lắp đặt 21 gigawatt điện gió ngoài khơi vào năm 2040, tương đương với khoảng 1/5 nguồn cung điện vào thời điểm đó.

Dữ liệu của chính phủ cho thấy việc lắp đặt nhiều điện gió hơn sẽ giúp cắt giảm sự phụ thuộc của đất nước vào nhiên liệu hóa thạch, vốn chiếm khoảng 79% tổng sản lượng điện vào năm 2020.

Năng lượng tái tạo của Thái Lan chỉ chiếm 21% tỷ trọng trong cơ cấu năng lượng vào năm 2020, giảm từ 34% vào năm 2008, trong đó năng lượng mặt trời, gió và sinh khối chỉ chiếm chưa đầy 4%.

Than chiếm gần 60% tổng sản lượng năm 2020 do nhiều nhà sản xuất năng lượng lựa chọn các dự án sử dụng nhiên liệu này.

Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 35% vào năm 2030 và 50% vào năm 2040.

Sự thúc đẩy này diễn ra khi Philippines, quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi các thảm họa do thời tiết, đôi khi có liên quan đến biến đổi khí hậu, đã cam kết giảm 75% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 theo Thỏa thuận Paris về Biến đổi Khí hậu.

Ndiamé Diop, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới phụ trách Brunei, Malaysia, Philippines và Thái Lan, cho biết: “Vùng biển của Philippines có các điều kiện rất thích hợp với gió ngoài khơi”.

Tuy nhiên, các quan chức của Ngân hàng Thế giới cho biết có những thách thức đối với việc thiết lập ngành điện gió ở Philippines, chẳng hạn như các vấn đề về chi phí, truyền tải, hậu cần, tài chính và quyền sở hữu.

Gió ngoài khơi đắt hơn các dạng năng lượng tái tạo khác. Họ cho biết để giảm chi phí, việc nâng cấp lưới điện truyền tải là cần thiết để kết nối các dự án quy mô lớn, đồng thời lưu ý những rủi ro bổ sung liên quan đến việc đầu tư vào lĩnh vực này và tỷ lệ sở hữu nước ngoài bị giới hạn ở 40%.

Thành Nam