Châu Âu có thể trở lại sử dụng than để giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga

Than đang được sử dụng trở lại ngay giữa lúc các chính phủ, bao gồm cả ở Mỹ, thúc đẩy tăng cường sử dụng năng lượng sạch, vì châu Âu đang phải đối mặt với chi phí năng lượng ngày càng leo thang khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine bùng phát.

Trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng trên chương trình “Varney & Co.”, hôm thứ Ba, Giám đốc điều hành Hiệp hội Khai thác Quốc gia Mỹ Rich Nolan lập luận rằng việc đóng cửa các nhà máy than ở Mỹ là quá sớm.

Ông đưa ra một phép so sánh tương tự, lập luận rằng “việc đóng cửa các nhà máy than đang hoạt động tốt giống như bán ngôi nhà của bạn và chuyển đến một ngôi nhà chưa được xây dựng. Và đó chính là tình cảnh của chúng tôi với các thị trường điện ở châu Âu và ở đây ở Mỹ. Điều này cần được thực hiện một cách chu đáo và cẩn thận theo thời gian”.

Nolan đưa ra cái nhìn sâu sắc khi các nhà máy ở châu Âu đốt thêm 51% than để cung cấp điện trong tuần đầu tiên của tháng 3 so với một năm trước đó do giá khí đốt tự nhiên cao và sự phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga, Bloomberg đưa tin, trích dẫn dữ liệu từ Fraunhofer ISE.

Ngay cả khi giá than tăng cao, bao gồm cả giá của hầu hết các mặt hàng khác, các công ty châu Âu ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào than, được coi là nhiên liệu hóa thạch bẩn nhất, để cung cấp năng lượng khi khu vực này cố gắng giảm sự phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga.

Tuần trước, Rystad Energy cho biết giá than có thể vượt 500 USD/tấn trong năm nay do giá khí đốt tăng cao, điều này có thể khiến các nước châu Âu chuyển sang sử dụng than đá hơn nữa.

Theo nghiên cứu của Rystad Energy, giá than đạt 462 USD/tấn vào thứ Năm, tăng từ mức 186 USD vào ngày 23/2 trước khi Nga xâm lược Ukraine.

Nga là nhà cung cấp than nhiệt điện lớn nhất châu Âu. Nga đã cung cấp cho các nước thành viên EU 36 triệu tấn than nhiệt vào năm ngoái, chiếm 70% tổng lượng nhập khẩu than nhiệt.

Rystad cũng lưu ý rằng mặc dù tổng nhu cầu điện than “đang có xu hướng giảm” trong thập kỷ qua, các nhà máy phát điện chạy bằng than ở châu Âu ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào than của Nga và thị phần của Nga đã tăng lên đáng kể.

Theo Nolan, các nhà sản xuất than ở Mỹ có thể làm được nhiều việc hơn trong việc giúp đỡ châu Âu trong cuộc khủng hoảng năng lượng, đặc biệt là vì Mỹ có trữ lượng than nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), Mỹ được xác định là quốc gia đứng đầu về trữ lượng than trên thế giới, chiếm 22% thị phần tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Xuất khẩu than của Mỹ đạt mức cao kỷ lục 126 MMst (triệu tấn ngắn) vào năm 2012 và vào năm 2020, con số đó giảm xuống còn khoảng 69 MMst, theo EIA.

Thành Nam