Chiến tranh Ukraine: Những biện pháp trừng phạt nào đã và sẽ được áp đặt với Nga?
Mỹ và các đồng minh châu Âu đang tìm cách tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Nga vì cuộc xâm lược Ukraine, và mặc dù các hình phạt đã gây tổn hại cho nền kinh tế của Nga, nhưng cho đến nay, họ đã thất bại trong việc ngăn chặn giao tranh. Dưới đây là các biện pháp trừng phạt đã được đưa ra với Nga:
Cản trở Ngân hàng Trung ương Nga
Mỹ, Liên minh châu Âu và Anh đã hạn chế khả năng của Ngân hàng Trung ương Nga trong việc huy động hơn 600 tỷ đô la (548 tỷ euro) dự trữ ngoại tệ. Điều đó đã khiến ngân hàng không có ít công cụ để nâng đỡ đồng rúp và ngăn nó không bị suy giảm giá trị.
Việc đồng rúp bị giảm giá đã khiến lạm phát tăng phi mã.
Loại Nga khỏi SWIFT
Phương Tây đã loại các ngân hàng chủ chốt của Nga ra khỏi hệ thống nhắn tin tài chính được gọi là SWIFT, được sử dụng hàng ngày để chuyển hàng tỷ đô la giữa hơn 11.000 ngân hàng và các tổ chức tài chính khác trên thế giới.
EU đã hoàn thiện danh sách các ngân hàng mà họ sẽ xóa khỏi SWIFT, trong đó có bảy ngân hàng Nga nhưng miễn trừ hai trong số các tổ chức ngân hàng lớn nhất của nước này là Sberbank và Gazprombank.
Ngăn chặn Nga tiếp cận công nghệ
Tháng trước, Mỹ cho biết họ sẽ hạn chế xuất khẩu công nghệ như chất bán dẫn sang Nga, và các đồng minh ở châu Âu và Nhật Bản đã hợp tác trong động thái này.
Tuần này, chính quyền Biden thông báo rằng họ sẽ mở rộng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với các nhà máy lọc dầu của Nga và Belarus.
Các biện pháp mới nhất bao gồm các biện pháp trừng phạt nhắm vào 22 tổ chức quốc phòng Nga sản xuất máy bay chiến đấu, máy bay không người lái, xe tăng, tên lửa và hệ thống tác chiến điện tử.
Trừng phạt năng lượng
Xuất khẩu dầu và khí đốt tự nhiên là yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế Nga, nhưng những sản phẩm đó phần lớn đã không bị trừng phạt vì các nhà lãnh đạo phương Tây cảnh giác với các động thái có thể gây tổn hại cho người tiêu dùng của họ. Giá dầu đã tăng cao hơn kể từ khi Nga xâm lược Ukraine.
Mỹ cho biết tất cả các lựa chọn vẫn được cân nhắc, nhưng việc cấm nhập khẩu năng lượng của Nga có thể hạn chế nguồn cung cấp toàn cầu và gây “tăng giá khí đốt cho người tiêu dùng Mỹ”, theo phát ngôn viên Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết hôm thứ Tư.
Đức đã tạm hoãn kế hoạch phê duyệt đường ống Dòng chảy phương Bắc 2, theo đó sẽ vận chuyển nguồn cung cấp khí đốt trực tiếp từ Nga đến miền Bắc nước Đức. Đường ống này thuộc sở hữu của một công ty con của Gazprom thuộc sở hữu nhà nước của Nga.
Đóng cửa không phận với các hãng hàng không Nga
Sau nhiều ngày do dự vì khả năng bị trả đũa, Mỹ đã đóng cửa không phận của mình đối với các hãng hàng không Nga. Tuy nhiên, động thái này diễn ra chỉ sau khi Liên minh châu Âu và Canada đã cấm máy bay Nga.
Xử phạt các nhà tài phiệt Nga
Bộ Tư pháp Mỹ đã thông báo trong tuần này rằng họ sẽ thành lập một nhóm gồm các đặc vụ và công tố viên liên bang để truy lùng những người Nga giàu có hoặc bất kỳ ai khác hỗ trợ Nga xâm lược Ukraine hoặc sử dụng tiền điện tử để giúp Nga trốn tránh các lệnh trừng phạt. Nhóm có tên là Lực lượng đặc nhiệm Kleptocapture, có thể thu giữ tài sản thuộc về các tỷ phú
Ngay cả trước khi đội ngũ mới được thành lập ở Washington, Pháp đã bắt giữ một du thuyền của người đứng đầu công ty dầu khí nhà nước Nga Rosneft, và một quan chức Đức cho biết một du thuyền thuộc sở hữu của một tỷ phú Nga khác sẽ không di chuyển khỏi nhà máy đóng tàu Hamburg nơi nó đang được bảo dưỡng.
Ngoài ra, cảnh sát Italy cũng đã thu giữ một du thuyền thuộc sở hữu của Alexey Mordashov, người giàu nhất nước Nga trước khi bị EU đưa vào danh sách đen trong tuần này.
Những động thái tiếp theo là gì?
Các biện pháp trừng phạt mới từ Mỹ sẽ nhắm vào đồng minh của Putin là Alisher Usmanov, một trong những người giàu nhất ở Nga, đồng thời là thư ký báo chí của Putin, bên cạnh những người khác. Chính quyền Biden cho biết họ sẽ bị cắt khỏi hệ thống tài chính Mỹ và tài sản của họ ở Mỹ sẽ bị đóng băng.
Sau cuộc tấn công của Nga vào nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia, EU hiện đang xem xét các biện pháp trừng phạt tiếp theo tập trung vào lĩnh vực năng lượng. Nga là một nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho khối vì vậy các biện pháp này cần được xem xét kỹ lưỡng.
Quốc Tín