Khi Trung Quốc kìm hãm tiền điện tử, Nhật Bản mù quáng đối với chuyển khoản cá nhân
Ở nước ngoài, các nhà chức trách đã bắt đầu trấn áp các giao dịch bất hợp pháp bằng các công cụ như phần mềm truy tìm thanh toán. Trung Quốc thậm chí đã công bố lệnh cấm đối với tất cả các dịch vụ và thanh toán tiền điện tử vì phá vỡ “trật tự kinh tế và tài chính”, vài tháng sau khi đưa ra các hạn chế chặt chẽ hơn đối với các giao dịch và khai thác tiền điện tử để chuẩn bị tung ra đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình.
Nhật Bản đã phải vật lộn để áp đặt các quy định hiệu quả quản lý các giao dịch. Nhưng giờ đây, nước này phải đối mặt với áp lực phát triển các công cụ tốt hơn để theo dõi các hoạt động bất hợp pháp tiềm ẩn và đưa chúng vào khuôn khổ quy định.
Hayato Shigekawa (kỹ sư bán hàng tại công ty phân tích blockchain Chainalysis) cho biết: “Các dấu chấm là các tài khoản và các mũi tên đại diện cho dòng tiền”, trên màn hình hiển thị các giao dịch tiền điện tử khác nhau của một tổ chức tội phạm trong thế giới thực.
Tổ chức đã chuyển tiền hàng trăm lần giữa nhiều tài khoản để che giấu xem cuối cùng chúng sẽ đi đến đâu. Chainalysis có thể xác định ai đã kiểm soát từng tài khoản này, dựa trên hồ sơ giao dịch từ hoạt động tội phạm trong quá khứ.
Các chuyên gia từ lâu đã cảnh báo rằng bọn tội phạm sẽ khai thác tiền điện tử, có thể được giao dịch bằng các tài khoản không yêu cầu bằng chứng nhận dạng. Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính (một tổ chức chống rửa tiền quốc tế), đã khuyến nghị vào năm 2019 rằng các sàn giao dịch tiền điện tử chia sẻ dữ liệu khách hàng với nhau.
Các quốc gia trên thế giới đã và đang đàn áp các sàn giao dịch tiền điện tử. Tại Nhật Bản, các sàn giao dịch đã phải đăng ký với Cơ quan Dịch vụ Tài chính kể từ năm 2017. Hiệp hội Trao đổi Tài sản Tiền điện tử Nhật Bản sẽ ban hành các quy tắc vào cuối năm về việc chia sẻ dữ liệu trong ngành. Nhưng những nỗ lực như vậy đã không bao gồm các giao dịch cá nhân, không thông qua sàn giao dịch chính thức và tạo nên một phần đáng kể trong tất cả các giao dịch tiền điện tử.
Kazuyuki Shiba thuộc Viện Tiền tệ Quốc tế cho biết: “Rất khó để xác định ai đang nắm giữ hoặc đang nhận tiền điện tử trừ khi có sự tham gia của một sàn giao dịch chuyên nghiệp, có nghĩa là các tổ chức tội phạm có thể khai thác các giao dịch cá nhân”. Các công cụ để theo dõi các giao dịch như vậy sẽ là chìa khóa để chống lại hoạt động tội phạm.
Sau khi Colonial Pipeline trả cho tin tặc số tiền tương đương hơn 4 triệu đô la trong một cuộc tấn công bằng ransomware làm gián đoạn nguồn cung cấp nhiên liệu trên khắp Bờ Đông Hoa Kỳ, FBI đã sử dụng phần mềm đặc biệt để theo dõi khoản thanh toán và truy cập vào tài khoản nơi nó được giữ, bằng cách sử dụng khóa riêng, theo tài liệu của tòa án. Cuối cùng, Mỹ đã thu hồi được khoảng 2,3 triệu đô la tiền chuộc.
Nhưng mặc dù ngày càng có nhiều hy vọng về công nghệ truy tìm dấu vết, các tổ chức tội phạm vẫn đang đẩy mạnh nỗ lực của riêng mình để trốn tránh các nhà chức trách. Nhiều người tham gia vào việc trộn tiền điện tử, nơi họ gom tiền từ nhiều nguồn để che khuất dấu vết của tiền bẩn. Sự gia tăng của tài chính phi tập trung, hay DeFi, cho phép các nhà giao dịch thực hiện những việc như giao dịch với một nhóm thanh khoản, cũng khiến việc truy tìm tiền điện tử trở nên khó khăn hơn.
Thái Hòa