Nước Đức thời hậu Merkel có ý nghĩa như thế nào đối với châu Âu

Khi Đức chuẩn bị cho sự thay đổi bộ máy chính trị, các nhà phân tích đang xem xét tác động của chính phủ tiếp theo có thể có đối với Liên minh châu Âu.
Nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã tiến hành cuộc bỏ phiếu quan trọng để chọn một thủ tướng mới, sau 16 năm nắm quyền của Angela Merkel.
Theo kết quả sơ bộ, Đảng Xã hội, SPD, đã thắng trong cuộc bầu cử sít sao, với 25,7% ủng hộ. Hiện họ đang cố gắng thành lập một chính phủ liên minh với đảng Xanh và FDP theo quan điểm tự do. Liên minh bảo thủ của Merkel gồm Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo và Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo, vốn thống trị nền chính trị Đức trong nhiều thập kỷ, phải hứng chịu kết quả bầu cử tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II, nhận được 24,1% số phiếu bầu. Olaf Scholz , ứng cử viên của SPD cho vị trí thủ tướng Olaf Scholz, có thể sẽ trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo của Đức. Tuy nhiên, đó không phải là một kết quả đã định sẵn và các cuộc đàm phán khó khăn của liên minh cuối cùng có thể thất bại.
Hiện có một số vấn đề mà chính phủ tiếp theo của Đức sẽ phải đối mặt với ở châu Âu. Một trong những dự án chính ở khu vực đồng euro là hoàn thành cái gọi là Liên minh Ngân hàng – chuyển giao quyền lực từ các cơ quan ngân hàng quốc gia sang các tổ chức trên toàn châu Âu. Dự án này đã được giới thiệu chậm chạp sau cuộc khủng hoảng nợ, nhưng Đức đặc biệt giữ kín ý tưởng này. Nhiều người Đức phản đối dự án, lo ngại rằng họ có thể bị buộc phải trả các hóa đơn khổng lồ để hỗ trợ các quốc gia nghèo hơn trong khu vực đồng euro. Khu vực đồng euro cũng sẽ cập nhật các quy tắc về nợ và tài khóa của mình vào năm 2022 – điều này là do các quy tắc này đã bị phá vỡ trong một số trường hợp, với các quốc gia khác nhau báo cáo tỷ lệ nợ trên 60% GDP.
Hiện không rõ liệu Đức, quốc gia được biết đến với việc ủng hộ chính sách tài khóa thắt chặt trong toàn khối, có ủng hộ những thay đổi đối với trần nợ nói riêng hay không. Ngoài ra, vào tháng 7 năm 2020, EU đã quyết định huy động tiền chung từ các thị trường để tài trợ cho sự phục hồi của khu vực sau đại dịch. Cái gọi là Quỹ Phục hồi được đưa ra như một biện pháp để xoa dịu các quốc gia bảo thủ về mặt tài chính, chẳng hạn như Hà Lan, nhưng một số chuyên gia tự hỏi liệu EU có thể biến nó thành một công cụ lâu dài hay không – điều cần sự ủng hộ của tân Thủ tướng Đức mới.
Ứng cử viên Scholz của SDP đã lập luận rằng các quy tắc tài khóa của châu Âu đã đủ linh hoạt, bởi chúng cho phép các quốc gia chi tiêu nhiều hơn khi đại dịch xảy ra. Ông cũng đã né tránh các câu hỏi về việc tăng nợ của EU một lần nữa trong tương lai, nói rằng đó không phải là một vấn đề gây tranh luận.
Trong khi đó, FDP, đảng có khả năng sẽ góp mặt trong liên minh tiếp theo của Đức, có phần ủng hộ hội nhập châu Âu sâu rộng hơn, theo các nhà phân tích tại công ty tư vấn Eurasia cho biết trong một ghi chú hôm thứ Hai.
Một vấn đề khác ở châu Âu là nỗ lực đầy tham vọng trở thành khu vực trung hòa carbon vào năm 2050. Để đạt được điều này, các nhà lập pháp châu Âu đang thảo luận một kế hoạch cụ thể nhằm giảm ít nhất 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030. Đức, quốc gia với lĩnh vực ô tô nổi trội, sẽ đóng một vai trò quan trọng nếu tham vọng xanh được thực hiện.
Quốc Thiên