Ba dự đoán của CNBC về nhóm Bộ tứ

Trong bối cảnh hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của nhóm Bộ tứ diễn ra tại Nhà Trắng vào thứ Sáu, nhóm Bộ tứ đang tạo ra sự chú ý lớn nhất của mình trên một sân khấu thế giới đang ngày càng được định hình bởi Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden theo kế hoạch gặp Thủ tướng Yoshihide Suga của Nhật Bản, Scott Morrison của Australia và Narendra Modi của Ấn Độ. “
Đối thoại an ninh tứ giác” giữa Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ từng là một cuộc thảo luận không chính thức giữa các quan chức cấp cao về hợp tác hải quân.
Giờ đây, Bộ tứ đang chuyển sang hợp tác chiến lược cấp cao nhất về công nghệ, kinh tế toàn cầu, an ninh và đại dịch khi sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng. Các tuyên bố của nhóm đều thận trọng tránh đề cập đến Trung Quốc, nhưng chính phủ Trung Quốc vẫn phản đối Bộ tứ như một nỗ lực nhằm làm chệch hướng sự trỗi dậy của họ như một cường quốc toàn cầu.
Để dự báo về những gì xảy ra tiếp theo, CNBC vào tháng 2 đã đưa ra một câu hỏi – Tương lai của Bộ tứ là gì? – và nghiên cứu nó thông qua một mô hình lý thuyết trò chơi tiên tiến. Nỗ lực này đã đưa ra những dự đoán cụ thể về bốn quốc gia Bộ tứ, Trung Quốc và các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Mô hình lý thuyết của CNBA được thiết kế để tập trung vào các vấn đề an ninh và hàng hải.
Mô hình được xây dựng cho báo cáo này bao gồm gần 300 “người chơi” cá nhân và các quan chức chính phủ cấp cao và các tổ chức quốc gia – trải rộng giữa các quốc gia Bộ tứ, Trung Quốc và 10 quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
Dưới đây là ba dự báo chính cho khoảng hai năm tới được đưa ra từ mô hình trên:
1. Các nhà lãnh đạo ở Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ sẽ tập trung hơn nhiều vào an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, và các nước sẽ hành động theo cách ngày càng phối hợp. Tuy nhiên, họ sẽ không thực hiện hành động hung hang hơn. Ví dụ, họ sẽ không thực hiện các cuộc tập trận hải quân bên trong Biển Đông, nơi mà Trung Quốc tuyên bố là chủ quyền của riêng họ.
2. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gây áp lực riêng với từng nhà lãnh đạo Bộ tưs trong nỗ lực gây chia rẽ nhưng không ai sẽ đáp lại ông ấy. Một số lãnh đạo cấp cao ở Trung Quốc, bao gồm cả trong quân đội, sẽ bắt đầu ủng hộ cách tiếp cận hòa giải hơn đối với Bộ tứ. Nhưng họ sẽ gặp phải những người theo chủ nghĩa dân tộc cứng rắn ở cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không nhượng bộ với nhóm Bộ tứ về các tuyên bố chủ quyền trên biển của họ.
3. Các quốc gia khác sẽ liên kết với Bộ tứ bao gồm Anh, Canada, Singapore, Pháp và Hàn Quốc. Điều đó có thể xảy ra dưới hình thức tham gia các cuộc tập trận hải quân với một số hoặc tất cả các nước thuộc Nhóm Bộ tứ, hoặc công khai ủng hộ các quan điểm liên quan đến an ninh của nhóm. Các quốc gia khác, chẳng hạn như Việt Nam, sẽ xích lại gần nhóm Bộ tứ hơn hiện này.
Bảo Quốc