Hạn hán khiến cho hàng triệu người Afghanistan đang gặp rủi ro về sinh kế
Chiến tranh ở Afghanistan có thể kết thúc nhưng nông dân ở thung lũng Arghandab của Kandahar phải đối mặt với kẻ thù mới là hạn hán, khi nguồn nước cạn kiệt. Trời hầu như không mưa trong hai năm, hạn hán nghiêm trọng đến mức một số nông dân đặt câu hỏi rằng họ có thể sống được bao lâu nữa trên đất.
Mohammed Rahim (30 tuổi), lớn lên làm việc trong một trang trại cùng với cha và ông của mình ở quận Arghandab, tỉnh phía nam Afghanistan. Nổi tiếng với trái cây và rau quả, khu vực này được gọi là vựa bánh mì của Kandahar.
Giống như hầu hết những nơi khác trong thung lũng, gia đình của Rahim chỉ dựa vào làm nông. “Cuộc giao tranh vừa mới dừng lại. Hòa bình đã trở lại nhưng bây giờ chúng tôi phải đối mặt với một cuộc chiến khác: hạn hán”.
“Bây giờ chúng tôi phải đào sâu để bơm nước ra khỏi đất. Đã hai năm rồi, ít mưa và chúng tôi gặp hạn hán ở đây. Tôi không biết liệu các thế hệ sắp tới của chúng tôi có thể dựa vào nông nghiệp như cách mà tổ tiên chúng tôi từng làm hay không”.
Pir Mohammed (60 tuổi), đã là một nông dân trong hơn bốn thập kỷ. Mohammed nói: “Cách đây không lâu, có những kênh nước chảy vào trang trại và chúng tôi đang cung cấp lượng nước còn lại cho những nông dân khác. Trước đây, nước chạy theo chúng ta, chảy khắp nơi nhưng bây giờ chúng ta đang chạy theo nước”.
Nước trước đây không được lấy từ sông nhưng hiện nay chi phí diesel hàng ngày cho máy bơm nước ít nhất là 2.500 Afghanistan (21 bảng Anh).
“Chúng tôi không tạo ra bất kỳ lợi nhuận nào. Đúng hơn là chúng tôi đang mất mát. Thay vào đó, chúng tôi đang sử dụng tiền tiết kiệm của mình. Nhưng chúng tôi không có bất kỳ lựa chọn nào khác vì chúng tôi làm điều đó để sinh tồn”, Mohammed nói. “Tuy nhiên, việc khan hiếm nước cũng ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng”. Khoảng 70% người Afghanistan sống ở các vùng nông thôn và đặc biệt dễ bị tổn thương do tác động của hạn hán.
Tuần trước, Rein Paulsen (Giám đốc Văn phòng Khẩn cấp và Khả năng phục hồi của Tổ chức Nông lương) cho biết hạn hán nghiêm trọng đang ảnh hưởng đến 7,3 triệu người ở 25 trong số 34 tỉnh của đất nước. Ông cảnh báo: “Nếu nền nông nghiệp sụp đổ hơn nữa, nó sẽ làm gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng, gia tăng tình trạng di dời và làm trầm trọng thêm tình hình nhân đạo”.
Arghandab đã từng là một điểm đến ưa thích của nông nghiệp vì lượng nước dồi dào và đất đai màu mỡ. Neikh Mohammed (40 tuổi) rời quận Dand của Kandahar để làm việc ở Arghandab vào năm 2005. Khi đến nơi, anh vô cùng ngạc nhiên khi thấy những trang trại trồng lựu và cây cối xanh tươi.
“Ở đây mưa rất nhiều và chúng tôi không thể băng qua sông để vào trang trại của mình. Chúng tôi đã có một cuộc sống với nguồn nước dồi dào. Nhưng quá khứ là một đất nước khác bây giờ”, anh nói.
Neikh Mohammed nói: “Giờ đây, thách thức không chỉ là khôi phục hòa bình mà còn là hạn hán và giá các mặt hàng thiết yếu leo thang”. Những người nông dân nói rằng họ muốn sự hỗ trợ từ các cơ quan viện trợ quốc tế và sự trợ giúp từ chính phủ mới do Taliban đứng đầu để giúp họ tồn tại.
Pir Mohammed nói: “Thách thức thực sự đối với chúng tôi bây giờ là hạn hán, không phải chiến tranh. Chúng tôi cần thực phẩm, nước, đập và cơ sở hạ tầng ở đất nước của chúng tôi. Thế giới nên đầu tư vào chúng tôi và cứu chúng tôi ”.
Duy Anh