Boris Johnson và chính phủ Anh đã ứng phó với đại dịch Covid-19 như thế nào?

Tháng 5/2020, hai tháng sau khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã cho soạn thảo ngay một kế hoạch dài 130 trang khổ nhỏ tóm tắt những đánh giá của chính phủ Anh về nguy cơ dịch bệnh và kế hoạch ứng phó với khủng hoảng của chính phủ Anh trình bày trước Nghị viện và sau đó công bố, rộng rãi cho người dân biết quan điểm và kế hoạch ứng phó này.


Boris Johnson được xem là nhà lãnh đạo có năng lực, có trách nhiệm với người dân Anh và có tư duy chiến lược xuyên suốt ứng phó với dịch bệnh.

Bản thuyết trình tóm tắt những ý chính đánh giá về dịch bệnh, những tác động đối với xã hội, bao gồm những thiệt hại về kinh tế, xã hội, rủi ro sức khỏe, các hạn chế đi lại, các nguy cơ có thể gặp phải, và những giải pháp kèm theo, đặc biệt là chăm sóc, đảm bảo chế độ phúc lợi xã hội đối với người dân.

Nhìn chung, Chiến lược ứng phó với khủng hoảng của chính phủ Anh cũng như các quốc gia tiên tiến khác có hai phần rất rõ ràng:

Đầu tiên là vắcxin, Chính phủ Anh ủng hộ, tài trợ nghiên cứu, đặt hàng và đẩy nhanh tối đa mọi tiến trình để có vắcxin. Bên cạnh đó là hạn chế giao tiếp xã hội để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, đồng thời cũng tài trợ và bơm tiền cho hệ thống y tế bằng việc bổ sung gấp rút các trang thiết bị. Với người Anh, giải pháp duy nhất để có thể chiến thắng đại dịch COVID-19 là khoa học công nghệ, trong trường hợp này là dùng mọi thành quả của y học hiện đại để điều chế vắc xin và chữa trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19.

Thứ hai là bơm tiền để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, không có số liệu chính xác về số tiền mà chính phủ Anh đã bơm ra thị trường để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp nhưng chính phủ Mỹ đã bơm khoảng 2.800 tỷ USD (chiếm 12.8% GDP), dù Phe cộng hòa chỉ muốn chi 1.500 tỷ USD (6,8% GDP). “Lãi suất đang ở mức 0%, lạm phát thấp, thất nghiệp cao, bạn không cần sách giáo khoa để biết đây là lúc cần đạp ga. Chiến thôi” – Một chuyên gia tài chính Mỹ nói về việc bơm tiền.

Nghị viện Anh, Quốc hội Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và giới tài chính Anh coi đây là một trường hợp nghiên cứu tình huống thực tiễn cơ bản, không cần mất thời gian bàn luận nhiều mà trong vài ngày đều thông qua nguyên tắc này, chỉ khác nhau ở các con số cụ thể của từng nước.

Nếu tính theo tỷ lệ này, 10% GDP của Việt Nam tương đương với khoảng 30-40 tỷ USD, nếu ít hơn thì cũng phải ở mức 10-15 tỷ USD cho các hoạt động cứu trợ nền kinh tế. Và cũng tính theo tỷ lệ này, TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng sẽ cần phải bơm tiền cứu trợ người dân, khoảng 16-20 triệu/người cho toàn bộ giai đoạn dịch bệnh và dường như đây là con số tối thiểu.

Bộ Y tế Anh cũng ban hành một cuốn sổ tay hướng dẫn những điều cần biết và cần tránh trong dịch bệnh với những hình minh họa rất dễ hiểu.

Về cơ bản, kế hoạch chống dịch của chính phủ Anh được cập nhật khoảng năm lần trong năm 2020, nhưng chúng ta không thấy bản cập nhật nào mới hơn, chứng tỏ chính phủ Anh vẫn tiếp tục thực hiện theo kế hoạch này và không có gì thay đổi lớn.

Ngày 19 tháng 7, chính phủ Anh gỡ bỏ toàn bộ lệnh đóng cửa và dường như họ sẽ duy trì việc này mà không thay đổi bất chấp một số diễn biến dịch bệnh gần đây.

Anh Đức