Myanmar có thể trở thành quốc gia siêu lây nhiễm Covid-19
Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về Myanmar cảnh báo nước này có nguy cơ trở thành một quốc gia siêu lây lan Covid, làm bùng phát dịch bệnh trên khắp khu vực Đông Nam Á, cảnh báo đi kèm với lời thúc giục hội đồng an ninh kêu gọi ngừng bắn giữa chính quyền quân sự và người dân Myanmar.

Myanmar đang phải đối mặt với đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng nhất từ trước đến nay, bên cạnh cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị sâu sắc do cuộc đảo chính quân sự hồi tháng Hai. Chương trình tiêm chủng đã bị đình trệ, việc thử nghiệm đã sụp đổ và các bệnh viện chính phủ hầu như không hoạt động.
Các bác sĩ, những người đi đầu trong cuộc đình công chống chế độ quân sự và từ chối làm việc trong các bệnh viện nhà nước, đã bị buộc phải điều trị bí mật cho bệnh nhân vì họ luôn phải đối mặt với mối đe dọa bạo lực quân sự hoặc bắt giữ.
Tom Andrews (Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tình hình nhân quyền ở Myanmar), cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Guardian. Việc nhắm mục tiêu của các nhà báo và bác sĩ đã khiến cho việc thu thập thông tin chính xác về cuộc khủng hoảng trở nên khó khăn.
Theo Bộ Y tế và Thể thao do quân đội kiểm soát, 4.629 người đã chết vì Covid kể từ ngày 1 tháng Sáu. Các số liệu này được cho là thấp hơn nhiều so với con số thực tế. Các phương tiện truyền thông do quân đội kiểm soát hôm 29/7 thông báo rằng 10 lò hỏa táng mới sẽ được xây dựng tại các nghĩa trang ở Yangon (thành phố lớn nhất của Myanmar) để đáp ứng nhu cầu hỏa táng những người tử vong.
Tình trạng thiếu oxy, thiết bị y tế và thuốc men nghiêm trọng ở các thành phố trên khắp đất nước. Bên ngoài các ngôi nhà, mọi người treo cờ vàng và trắng để báo hiệu rằng họ cần thực phẩm hoặc thuốc men, trong khi mạng xã hội tràn ngập những lời cầu cứu và thông báo về cái chết. Quân đội đã bị cáo buộc thu giữ nguồn cung cấp oxy khi ra lệnh cho các nhà cung cấp không được bán cho công chúng.
Andrews cho biết các chính phủ quốc tế, bao gồm cả các nước láng giềng của Myanmar, cần phải hành động nhanh chóng, nếu không họ sẽ thấy hậu quả của một đợt bùng phát không kiểm soát được ở biên giới của họ.
Thực tế là Covid không tôn trọng quốc gia, biên giới, hệ tư tưởng hoặc đảng phái chính trị. Tất cả mọi người đều bình đẳng trước cái chết khi bị nhiễm Covid.
Khoảng một phần ba dân số thế giới sống ở các nước láng giềng Myanmar. Trong đó Trung Quốc cùng với Nga, đã ngăn chặn các nỗ lực trước đây của hội đồng an ninh nhằm gây áp lực với quân đội Myanmar.
Vào tháng 2 vừa qua, hội đồng an ninh đã thông qua một nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ở tất cả các bang đang xảy ra xung đột để các nhân viên y tế có thể cung cấp vắc xin Covid một cách an toàn. Ông Andrews nói rằng nghị quyết bây giờ nên được tái khẳng định liên quan đến cuộc khủng hoảng Myanmar. Điều này có thể giúp mở đường cho các cơ quan quốc tế hỗ trợ nhiều hơn.
Hôm thứ Tư (28/7), tờ Global New Light của Myanmar do quân đội kiểm soát đã đưa tin rằng Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing đã phát biểu trong một cuộc họp “nhằm tăng cường hợp tác với cộng đồng quốc tế, bao gồm ASEAN [Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á] và các nước thân thiện trong phòng ngừa, kiểm soát và điều trị Covid-19”.
Lực lượng vũ trang Myanmar đã tham gia ít nhất 260 vụ tấn công nhằm vào các nhân viên và cơ sở y tế, khiến ít nhất 18 người thiệt mạng (theo Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền). Quân đội nước này đang giữ ít nhất 67 nhân viên y tế và đã ban hành lệnh bắt giữ hơn 600 nhân viên y tế.
Tuần trước, các quan chức quân đội được cho là đã đóng giả bệnh nhân Covid cần điều trị để lôi kéo các tình nguyện viên y tế ở Yangon. Ba bác sĩ đến giúp đỡ sau đó đã bị bắt giữ, theo một báo cáo của cơ quan độc lập Myanmar Now.
Tổng cộng, ít nhất 5.630 người đang bị giam giữ trong các trại giam, bao gồm cả nhà tù Insein ở Yangon, nơi virus đã lây lan. U Nyan Win (người trước đây từng là luật sư của Bà Aung San Suu Kyi và là thành viên cấp cao trong đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ), đã chết vì Covid sau khi bị nhiễm bệnh trong tù. Ít nhất 931 người gồm những người biểu tình, chính trị gia đã bị quân đội giết hại kể từ tháng Hai.
Andrews xác nhận có bằng chứng đáng kể cho thấy tội ác chống lại loài người đang diễn ra ở Myanmar. “Đây không phải là một chỉ huy sai lầm mà ở đó đang diễn ra những điều khủng khiếp có hệ thống một cách rõ ràng… Chính quyền lên truyền hình nhà nước và nói với mọi người đừng xuống đường [để phản đối] nếu không bạn sẽ bị bắn vào đầu. Và rồi đột nhiên tất cả những người này bị bắn vào đầu.
Andrews cho biết cộng đồng quốc tế cần có những hành động cấp bách hơn bao giờ hết khi tình hình ở đây ngày càng căng thẳng hơn và người dân đang rơi vào tuyệt vọng.
Huy An