Ngành công nghiệp ngọc Myanmar – nguồn tài chính cho chính quyền quân sự

Tổ chức giám sát Global Witness cho biết hôm thứ Ba rằng các mỏ ngọc bích trị giá hàng tỷ đô la của Myanmar có nguy cơ trở thành một “nguồn quỹ dự phòng” cho hoạt động đàn áp quân sự, và kêu gọi người tiêu dùng tẩy chay mua bất kỳ loại ngọc bích và đá quý nào từ quốc gia bị quân đội đảo chính này.

Theo một nhóm giám sát, Myanmar đang rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi quân đội lật đổ chính phủ của bà Aung San Suu Kyi, với hơn 880 người thiệt mạng trong một cuộc đàn áp của quân đội chống lại những người bất đồng chính kiến.

Myanmar là một trong những nguồn cung cấp ngọc lớn nhất thế giới và ngành công nghiệp này chủ yếu được thúc đẩy bởi nhu cầu lớn với loại đá quý màu xanh lá cây từ nước láng giềng Trung Quốc.

Các mỏ ở phía bắc bang Kachin được giữ bí mật, nhưng giúp cung cấp tài chính cho cả hai bên trong cuộc nội chiến kéo dài hàng thập kỷ giữa các nhóm sắc tộc vũ trang và quân đội.

Tổ chức giám sát quốc tế Global Witness cho biết với việc quân đội nắm quyền kiểm soát việc cấp phép, ngành công nghiệp này hiện có nguy cơ “trở thành một nguồn tài trợ và nguồn bảo trợ” cho chính quyền quân sự  trong bối cảnh họ đang tìm cách đảm bảo quyền lực của mình.

Keel Dietz, Cố vấn chính sách Myanmar của tổ chức phi chính phủ Global Witness cho biết: “Quân đội đang kìm kẹp lĩnh vực khai thác ngọc bích đến mức người dân thường gần như không thể mua được ngọc bích mà không cung cấp tiền cho các tướng lĩnh và đồng minh của họ.

Tổ chức này kêu gọi các biện pháp trừng phạt cấm nhập khẩu tất cả ngọc bích và đá quý được khai thác trong nước và để các công ty và người tiêu dùng “tránh mua bất kỳ ngọc bích và đá quý nào có nguồn gốc từ Myanmar”.

Rất ít lợi nhuận cuối cùng được chuyển vào kho bạc nhà nước, với hầu hết ngọc bích chất lượng cao được buôn lậu qua biên giới vào Trung Quốc.

Trước cuộc đảo chính, 70 đến 90% tổng số ngọc bích được khai thác ở Hpakant thuộc bang Kachin đã bị buôn lậu qua biên giới “mà không hề được đưa vào hệ thống chính thức ở Myanmar. Trung Quốc, với tư cách là động lực chính của nhu cầu đối với ngọc bích, cũng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết tham nhũng và xung đột liên quan đến thương mại”.

Quốc Anh