Quan ngại về Thủ tướng Đức kế nhiệm trong quan hệ với châu Âu

Cuộc bầu cử sắp tới ở Đức có thể làm thất vọng các chính phủ châu Âu khác đang tìm kiếm sự hội nhập nhiều hơn trong khu vực đồng tiền chung euro – một chủ đề nhạy cảm mà nhiều nhân tố trên thị trường đang theo dõi sát sao.
19 quốc gia khu vực đồng euro tuân theo các quy tắc tiền tệ giống nhau và sử dụng chung một loại tiền tệ, nhưng các chính sách tài khóa chủ yếu vẫn được quyết định ở cấp quốc gia. Đây thường là nguồn lo ngại mỗi khi có khủng hoảng trong khu vực, đơn giản vì khu vực đồng euro thường mất nhiều thời gian hơn để điều phối một phản ứng tổng hợp. Những lo ngại này sau đó có thể được phản ánh trong chi phí cao hơn khi các chính phủ đồng euro tìm cách vay tiền từ các thị trường công cộng.
Carsten Brzeski, người phụ trách vấn đề vĩ mô của ING Germany, cho biết: “Việc đảng Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo (CDU) công bố cương lĩnh tranh cử cho thấy rằng chính phủ Đức tiếp theo không có khả năng thúc đẩy cải cách triệt để hoặc đẩy mạnh hội nhập khu vực đồng euro”.
Đang CDU của Thủ tướng Angela Merkel, hiện đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò với số phiếu dự kiến là 28%, tiếp theo là Đảng Xanh với 20% ủng hộ và sau đó là đảng SPD xã hội chủ nghĩa với 16%. Đảng CDU bảo thủ, và nhà lãnh đạo Armin Laschet, sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cách tiếp cận của Đức đối với hội nhập châu Âu.
Trong nhiều năm, Đức là một trong những thành viên thuộc khu vực đồng euro thận trọng nhất khi hội nhập tài chính. Ý tưởng rằng những người đóng thuế Đức cuối cùng sẽ phải trả giá cho những sai lầm tài chính ở các quốc gia khác có nợ công lớn, thuộc khu vực đồng euro, là một điều cấm kỵ đối với công chúng và chính trường. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã thay đổi động lực đó khi bà Merkel quyết định lùi kế hoạch bán nợ chung của EU, để có thể triển khai nhiều tiền hơn trên khắp EU và hạn chế thiệt hại kinh tế từ cuộc khủng hoảng.
Quỹ Thế hệ tiếp theo được mô tả là một biện pháp quyết liệt để đối phó với cú sốc chưa từng có đó. Nhưng đồng thời, một số quốc gia và các quan chức EU tin rằng đây cũng là bước tiến lớn đầu tiên hướng tới hội nhập tài khóa hơn. Các nhà lãnh đạo thị trường trở nên tin tưởng hơn về tương lai và sự ổn định của EU cũng như khi các nhà lãnh đạo thông báo vào tháng 7/2020 rằng Ủy ban châu Âu sẽ thay mặt họ khai thác thị trường.
Tuy nhiên, mọi việc có thể thay đổi theo một hướng khác khi Đức chuẩn bị chọn thủ tướng mới vào tháng 9. Đảng CDU đã đề cập trong cương lĩnh của mình rằng họ sẵn sàng cho việc sửa đổi các quy tắc tài chính của EU, nhưng không phải là một biện pháp mềm mỏng.
Được biết, Đức là nền kinh tế lớn nhất của khu vực đồng euro và nước này có liên kết kinh tế và thương mại chặt chẽ với các nước láng giềng.
Như Anh