Cuộc cách mạng “làm việc tại nhà” đang bị thổi phồng quá mức

Một năm sau khi đại dịch Covid-19 buộc hàng triệu công nhân bắt đầu làm việc tại nhà, nhiều công ty đang suy nghĩ về cách đưa nhân viên của họ trở lại văn phòng.

Một số công ty cho rằng 12 tháng qua đã chứng minh được giá trị của mô hình làm việc từ xa và đã cam kết lịch trình linh hoạt hơn. Nhưng ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy cuộc cách mạng làm việc tại nhà có thể có giới hạn của nó.

Hầu hết các công ty lớn trên toàn cầu không còn có ý định cắt giảm nhân viên của họ sau đại dịch, theo một cuộc khảo sát của KPMG với 500 CEO được công bố hôm thứ Ba. Chỉ 17% CEO dự kiến ​​cắt giảm nhân sự, so với 69% vào tháng 8. Chỉ 30% cho biết họ sẽ cho hầu hết nhân viên làm việc từ xa từ hai đến ba ngày một tuần.

KPMG cho biết trong báo cáo của mình: “Điều này cho thấy rằng việc cắt đã được thực hiện hoặc các kế hoạch đã thay đổi do tác động của mô hình làm việc từ xa kéo dài, không theo kế hoạch đã gây ảnh hưởng đến một số nhân viên”.

 Một cuộc khảo sát với 1.450 giám đốc điều hành doanh nghiệp ở Bắc Mỹ do Accenture (ACN) công bố vào tháng trước cũng cho thấy sự chuyển dịch sang mô hình làm việc tại nhà có thể không ở quy mô quá lớn như dự đoán ban đầu.

Các giám đốc điều hành từng ước tính rằng 18% nhân viên được sắp xếp làm việc linh hoạt lâu dài trước khi đại dịch xảy ra. Sau đại dịch, họ dự đoán con số này sẽ tăng trung bình lên chỉ 25%. Jimmy Etheringge, Giám đốc điều hành Accenture của Bắc Mỹ, nói: “Tôi dự đoán con số đó cao hơn”. Etheringge cho rằng con số sẽ tăng lên khi các cuộc thảo luận tiếp tục. Tại công ty của ông, nơi có kế hoạch duy trì mô hình sắp xếp linh hoạt ít nhất là cho đến hết mùa hè, mô hình làm việc từ xa có thể sẽ được quản lý trên cơ sở từng dự án.

Nam Thiên