Các doanh nghiệp Mỹ quay lưng lại với Donald Trump

Bị thu hút bởi những lời hứa của ông về việc cắt giảm thuế và bãi bỏ quy định, giới doanh nghiệp Mỹ đã nhiệt tình ủng hộ Tổng thống Donald Trump sau chiến thắng gây sốc năm 2016 của ông.

Nhưng mối quan hệ tan vỡ khi Trump không lên án phân biệt chủng tộc, tấn công các công ty lớn của Mỹ, phớt lờ cuộc khủng hoảng khí hậu và áp đặt thuế quan. Và vụ “ly hôn” đã được ấn định rõ vào tuần này sau khi Trump kích động một đám đông giận dữ tấn công Tòa quốc hội.

Khi Trump nhậm chức, cộng đồng doanh nghiệp ban đầu ca ngợi chương trình nghị sự ủng hộ doanh nghiệp của ông: Vào cuối năm 2016, nhóm vận động hành lang Business Roundtable đã hoan nghênh đội ngũ kinh tế của Trump và những lời hứa cắt giảm thuế. Năm sau, Jay Timmons, Giám đốc điều hành của Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia, đã thúc giục các nhà lập pháp ủng hộ kế hoạch cơ sở hạ tầng của Trump và nói rằng “tất cả Quốc hội cần phải lên con tàu ‘Trump’”

Cả hai bên đã đối mặt với mối quan hệ hoàn toàn khác trong tuần này với cuộc nổi dậy trên Đồi Capitol, một biểu tượng của nền dân chủ Hoa Kỳ, được chứng minh là giọt nước tràn lý

Business Roundtable đã chỉ trích các chính trị gia Mỹ vì đã truyền bá “giả thuyết về một cuộc bầu cử gian lận”, cảnh báo đây là một mối đe dọa đối với nền dân chủ và nền kinh tế. Các CEO hàng đầu đã lên án vụ bạo lực.

Và có lẽ trong tuyên bố chính trị mạnh mẽ nhất của một nhóm kinh doanh lớn trong lịch sử hiện đại, Timmons – một cựu thành viên đảng Cộng hòa – đã kêu gọi Phó Tổng thống Mike Pence và Nội các xem xét loại bỏ Trump khỏi quyền lực.

Nhưng các nhà chỉ trích nói rằng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp lẽ ra nên lên án chủ nghĩa Trump sớm hơn.

Eleanor Bloxham, Giám đốc điều hành của Value Alliance, một công ty tư vấn cho các hội đồng quản trị về các thông lệ quản trị doanh nghiệp, cho biết: “Đây là một bài học trong việc không đứng lên chống lại những kẻ bắt nạt. Bằng cách chấp nhận Trump, họ đã tạo ra một viễn cảnh rất hạn hẹp, không phải là một viễn cảnh dài hạn”.

Công bằng mà nói, mối quan hệ giữa Trump và giới doanh nghiệp Mỹ luôn đầy thăng trầm. Và các CEO đã đóng vai trò then chốt trong thời kỳ Trump đầy biến động.

Quay lại thời điểm ban đầu, các doanh nghiệp lớn đã không ủng hộ việc Trump ứng cử. Bloxham nhớ lại các cuộc trò chuyện của cô vào năm 2015 và 2016 với các thành viên hội đồng quản trị trong các cuộc bầu cử sơ bộ, và cho biết mọi người khi đó thường nói rằng ‘Ồ không, lại là Trump’”.

Sau khi Trump giành được đề cử, nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã ủng hộ Hillary Clinton.

Jeffrey Sonnenfeld, người sáng lập Viện Lãnh đạo Điều hành của Đại học Yale, cho biết: “Họ chưa bao giờ coi ông ta là một trong số họ”. Sonnenfeld nhớ lại rằng một số giám đốc điều hành là CEO tích cực ngày nay đã đe dọa từ chức khi ông đưa Trump đến một hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp vào khoảng năm 2006.

Nhưng một khi Trump giành được Nhà Trắng, ngành công nghiệp coi ông như một phương tiện cho chương trình nghị sự ủng hộ doanh nghiệp mà họ khao khát – đặc biệt là về cắt giảm thuế.

Việc cắt giảm thuế của Trump đã có tác động lớn hơn đến Phố Wall hơn là Phố chính. Sự tăng tốc lâu dài trong các khoản đầu tư tạo việc làm không bao giờ thành hiện thực, với xu hướng chủ yếu là mua lại cổ phiếu, cổ tức và sáp nhập. Vào đầu năm 2019, các nhà kinh tế của Bank of America gọi đây là “sự bùng nổ đầu tư nhưng không phải như vậy”.

Ngoài việc cắt giảm thuế, Trump đã gây ra một làn sóng bãi bỏ quy định mà cộng đồng doanh nghiệp đang kêu gọi sau tám năm của chính quyền Obama. Và ông đã bổ nhiệm các thẩm phán ủng hộ doanh nghiệp, bao gồm ba người bảo thủ cho Tòa án Tối cao.

Ed Mills, nhà phân tích chính sách tại Raymond James, cho biết: “Họ có hầu hết những gì họ muốn.

Nhưng mối quan hệ bắt đầu rạn nứt vào mùa hè năm 2017.

Đầu tiên, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp bao gồm cựu Giám đốc điều hành Disney Bob Iger và Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk đã chỉ trích quyết định của Trump về việc đưa Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris.

Thung lũng Silicon và các doanh nghiệp lớn khác của Mỹ cũng đã nhiều lần phản đối các biện pháp hạn chế nhập cư của Trump, đặc biệt là với chương trình Dreamers. Ông Sonnenfeld lưu ý rằng “cộng đồng doanh nghiệp là một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất trong việc chống lại các chính sách cực đoan của chính quyền Trump như nhập cư”.

Quang Anh