10 thương hiệu có giá nhất Việt Nam 2018
Trong danh sách những thương hiệu giá trị nhất tại Việt Nam 2018 do Forbes thực hiện, nhóm doanh nghiệp hàng tiêu dùng vẫn chiếm số lượng lớn, nhóm tài chính ngân hàng đã thu hẹp khoảng cách.
Các doanh nghiệp đứng đầu danh sách 40 thương hiệu công ty giá trị nhất của Forbes Việt Nam. (Ảnh: Forbes Vietnam)
1) VINAMILK
Đứng đầu danh sách thương hiệu đắt giá nhất Việt Nam năm 2018 là Vinamilk với 2,27 tỷ USD.
Hơn 40 năm phát triển, Vinamlik là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 54,5% thị phần sữa nước, cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người. Vinamilk được yêu thích ở nhiều khu vực lãnh thổ với sản phẩm đa dạng như sữa, nước giải khát, kem, bột và phô mai đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Vinamilk tự hào là sản phẩm đồ uống được lựa chọn tại Hội nghị APEC năm 2017.
2) VIETTEL
Xếp sau Vinamilk là Tập đoàn Viettel với 1,39 tỷ USD
Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao. Viettel cung cấp tất cả các dịch vụ về điện thoại cố định, di động, internet và truyền hình, Viettel đã ngày càng đơn giản hóa các thủ tục cung cấp dịch vụ và cách sử dụng, tối giản chi phí để hướng đến sự tin dùng của tất cả mọi người.
3) VNPT
Với 416 triệu USD, VNPT đứng vị trí thứ 3 trong danh sách. VNPT là doanh nghiệp nhà nước chuyên đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính và viễn thông tại Việt Nam.
4) SABECO
Vị trí tiếp theo thuộc về Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn – Sabeco với 393 triệu USD. Hơn 140 năm lịch sử, đến nay thương hiệu Sabeco chiếm hơn 40% thị phần bia trong nước. Các sản phẩm của Sabeco bao gồm bia, rươu, nước ngọt. Hiện tại bia Sài Gòn của Sabeco đang chiếm giữ vị trí dẫn đầu trong ngành bia Việt Nam.
5) VINHOMES
Thương hiệu bất động sản hàng đầu Việt Nam – Vinhomes đạt 384 triệu USD.
6) VINAPHONE
Với 306 triệu USD, Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đứng vị trí thứ 6. Hoạt động trong lĩnh vực thông tin di động, Vinaphone cung cấp các dịch vụ GSM, 3G, nhắn tin… và nhiều lĩnh vực khác.
7) VINGROUP
Xếp sau Vinaphone là Tập đoàn đa ngành Vingroup với 307,2 triệu USD. Tập đoàn Vingroup từng vị trí số 1 trong Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam 2017 tại bảng xếp hạng do Vietnam Report.
Hai thương hiệu chiến lược của Vingroup là Vinpearl và Vincom đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản. Vincom là thương hiệu số 1 Việt Nam về lĩnh vực bất động sản với hàng loạt các trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ, các cửa hàng tiện ích xuất hiện khắp các thành phố lớn. Cùng Vincom, Vinpearl cũng phát triển là con chim đầu đàn ngành du lịch với chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng, công viên vui chơi giải trí đạt đẳng cấp 5 sao.
8) MASAN CONSUMER
Với 238 triệu USD, Masan Consumer là một trong những công ty hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam sản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm và đồ uống bao gồm nước tương, nước mắm, tương ớt, mì ăn liền, cà phê hòa tan, và ngũ cốc dinh dưỡng.
9) VIETCOMBANK
Ngân hàng duy nhất lọt top 10 thương hiệu đắt giá nhất Việt Nam 2018 là Vietcombank với 177,9 triệu USD. Đây là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hóa. Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu.
10) FPT
FPT là một công ty dịch vụ công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam với 169 triệu USD và nằm trong danh sách top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam cung cấp các dịch vụ về viễn thông, phân phối và bán lẻ các sản phẩm công nghệ và mở trường đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin. So với lần đánh giá năm 2017, thương hiệu FPT giảm 7 triệu USD và tụt 4 bậc.
Victor Thai