Căng thẳng tại Thái Lan vẫn dâng cao

Chính phủ Thái Lan và phong trào ủng hộ dân chủ của đất nước dường như không thể giải quyết được những khác biệt của họ vào thứ Bảy.
Văn phòng của ông Prayuth đã đưa ra một tuyên bố nhắc lại lời thỉnh cầu của ông về việc giải quyết những khác biệt thông qua Quốc hội, cơ quan sẽ thảo luận về tình hình chính trị trong một phiên họp đặc biệt bắt đầu từ thứ Hai.
Tuyên bố cho biết: “Mặc dù tình hình chính trị hiện nay bao gồm nhiều quan điểm đối lập giữa các nhóm khác nhau, nhưng chúng ta nên coi đây là cơ hội để người Thái tham khảo ý kiến lẫn nhau về những gì tốt nhất cho quốc gia”.
Tuần trước, ông Prayuth đã đưa ra lời kêu gọi cho phép Quốc hội tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng, và trong một cử chỉ xoa dịu những người biểu tình, đã hủy bỏ tình trạng khẩn cấp đối với Bangkok mà ông đã áp đặt một tuần trước đó khiến các cuộc biểu tình trở nên bất hợp pháp.
Tuyên bố có đoạn: “Nếu tất cả các bên cam kết thực thi kiềm chế và linh hoạt, các tình huống sẽ có lợi hơn cho việc giảm leo thang xung đột chính trị căng thẳng hiện tại và đạt được một kết quả mà tất cả các bên liên quan có thể chấp nhận được”.
Tuy nhiên, những người biểu tình cho biết họ tuân thủ thời hạn cuối cùng là 10 giờ tối thứ Bảy để ông Prayuth đáp ứng yêu cầu từ chức những đồng đội bị bắt giam của họ được phóng thích.
Theo thông tin mới nhất, các nhà lãnh đạo nổi bật của phong trào biểu tình của Thái Lan đã thề sẽ trở lại đường phố vào Chủ nhật (25/10) để biểu tình chống lại Thủ tướng Prayut Chan-O-Cha, sau khi thời hạn chót để ông từ chức bị bỏ qua. Ngoài việc kêu gọi Prayuth từ chức, các yêu cầu cốt lõi của người biểu tình cũng bao gồm cải cách hiến pháp dân chủ hơn và các cải cách đối với chế độ quân chủ.
Hùng Trần