Anh kêu gọi ‘chủ nghĩa hiện thực hơn’ trong các cuộc đàm phán thương mại EU

Ngày 7/9, Anh yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) thể hiện “chủ nghĩa hiện thực hơn” trong các cuộc đàm phán thương mại quan trọng hậu Brexit, nhưng tình hình đã trở nên tồi tệ bởi các thông tin cho biết London đang tìm cách viết lại một thỏa thuận mà hai bên đã ký kết.

Trưởng đoàn đàm phán của Thủ tướng Boris Johnson, David Frost, cho biết “chúng tôi phải đạt được tiến bộ trong tuần này” nếu một thỏa thuận đạt được vào cuối giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit vào tháng 12.

Phát biểu trước cuộc hội đàm hôm thứ Ba với trưởng đoàn đàm phán EU Michel Barnier tại London, ông nói: “Chúng ta cần thấy chủ nghĩa hiện thực hơn từ EU với tư cách là một quốc gia độc lập. Nếu họ không thể làm điều đó trong thời gian rất hạn chế còn lại, thì chúng tôi sẽ giao dịch theo những điều khoản như EU có với Australia và chúng tôi đang tăng cường chuẩn bị cho cuối năm nay”.

Các cuộc đàm phán đã bế tắc trong nhiều tháng về các vấn đề như mức độ tiếp cận của EU đối với vùng biển đánh cá của Vương quốc Anh, viện trợ của nhà nước và các quy tắc cạnh tranh công bằng. Cả hai bên đều nói rằng một thỏa thuận phải được thống nhất trong cuộc họp thượng đỉnh EU vào giữa tháng 10.

Tuy nhiên, tại Brussels đã xuất hiện nhiều quan ngại  vào thứ Hai sau khi Financial Times đưa tin ông Johnson đã lên kế hoạch đề ra luật mới để thay thế các phần của Thỏa thuận “ra đi” được ký trước khi Anh rời EU vào tháng 1.

Ông Barnier cảnh báo rằng “Những thứ đã được ký kết phải được tôn trọng”.

Finanacial Times cho biết luật sẽ được đưa ra trước quốc hội Anh trong tuần này sẽ làm suy yếu các thỏa thuận liên quan đến hải quan Bắc Ireland và viện trợ nhà nước.

Theo nghị định thư, Bắc Ireland – quốc gia sẽ có biên giới trên bộ duy nhất của Anh với EU – sẽ tuân theo một số quy tắc của khối để đảm bảo biên giới vẫn mở.

Việc loại bỏ trạm kiểm soát biên giới với Cộng hòa Ireland là phần quan trọng trọng của Thỏa thuận Thứ Sáu Tốt lành năm 1998, chấm dứt 30 năm bạo lực dưới sự cai trị của người Anh tại tỉnh này.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói: “Tôi tin tưởng chính phủ Anh sẽ thực hiện Thỏa thuận ra đi, một nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế và là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ mối quan hệ đối tác nào trong tương lai”.

Người phát ngôn của Johnson cho biết chính phủ Vương quốc Anh “hoàn toàn cam kết thực hiện Thỏa thuận ra đi và nghị định thư Bắc Ireland, và chúng tôi đã thực hiện nhiều bước thiết thực để hành động”.

Tuy nhiên, ông cho biết họ đang thực hiện “các bước hạn chế và hợp lý để làm rõ các yếu tố cụ thể” của nghị định thư trong luật của Vương quốc Anh, để “loại bỏ bất kỳ sự mơ hồ nào”.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng tranh cãi về Bắc Ireland là một động thái của London nhằm gia tăng áp lực trong các cuộc đàm phán thương mại.

Phó thủ tướng Ireland Leo Varadkar cho biết những tranh cãi gia tăng từ London và Brussels là điều không thể tránh khỏi khi thời hạn đến gần.

Ông Johnson đã nói rằng việc không đạt được thỏa thuận vẫn sẽ là một “kết quả tốt” đối với Anh, coi đây là một thỏa thuận “kiểu Australia”.

Tuy nhiên, Australia giao dịch với EU theo các quy tắc và thuế quan của Tổ chức Thương mại Thế giới, điều này sẽ làm gián đoạn đáng kể thương mại xuyên Kênh Măng xơ.

Anh chính thức rời khỏi khối 27 thành viên vào ngày 31 tháng 1 nhưng vẫn bị ràng buộc bởi các quy tắc của EU cho đến cuối tháng 12 trong khi nước này cố gắng loại bỏ các điều khoản mới trong mối quan hệ của mình.

Minh Anh