Danh sách các ứng cử viên lãnh đạo WTO

Năm ứng cử viên đang tranh cử để nắm quyền lãnh đạo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào thời điểm khi tổ chức này đang trải qua một cuộc khủng hoảng về bản sắc.

Tổng giám đốc hiện tại, Ricardo Azevedo từ Brazil, cho biết ông sẽ rời khỏi WTO vào ngày 31 tháng 8 – một năm trước khi nhiệm kỳ của ông hết hạn.

Azevedo đã viện dẫn lý do cá nhân để rời đi, nhưng cũng nói rằng sẽ rất tốt nếu tổ chức này có một nhà lãnh đạo khác để đối mặt với những thực tế mới hậu COVID-19.

Sự thay đổi cũng đang diễn ra vào thời điểm nhiều người đặt câu hỏi về tương lai của WTO với tư cách là một tổ chức ủng hộ thương mại quốc tế.
Dưới đây là những ứng cử viên:

• Jesus Seade Kuri, Mexico:

Là một nhà kinh tế học đã làm việc cho Bộ Ngoại giao Mexico từ năm 2018, Kuri là nhà đàm phán chính của đất nước cho Hiệp định Thương mại Hoa Kỳ, Mexico và Canada, được gọi là USMCA.

• Ngozi Okonjo-Iweala, Nigeria:

Ứng cử viên của Nigeria là một chuyên gia tài chính toàn cầu, người đã từng hai lần giữ chức bộ trưởng tài chính của nước này. Okonjo-Iweala đã được vinh danh là một trong số tám nữ chiến binh chống tham nhũng, người truyền cảm hứng cho năm 2019 bởi Tổ chức Minh bạch Quốc tế, và năm 2014, tạp chí Time cho biết bà là một trong số 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới.

• Abdel-Hamid Mamdouh, Ai Cập:

Mamdouh đã làm việc như một nhà tư vấn từ năm 2017, nhưng trước đây từng làm việc tại WTO. Ông là giám đốc bộ phận thương mại dịch vụ và đầu tư của tổ chức này từ năm 2001 đến 2017.

• Tudor Ulianovschi, Moldova:

Ulianovschi từng là Ngoại trưởng Moldova trong giai đoạn năm 2018 và 2019, và đã là một nhà ngoại giao trong 15 năm.

• Yoo Myung-hee, Hàn Quốc:

Bộ trưởng thương mại Hàn Quốc, Myung-hee là người phụ nữ đầu tiên đảm nhận chức vụ này và đã giữ các vị trí khác nhau trong cùng lĩnh vực. Năm 1995, bà phụ trách các vấn đề WTO tại Bộ thương mại Hàn Quốc.

• Amina C. Mohamed, Kenya:

Mohamed từng là bộ trưởng ngoại giao Kenya và bộ trưởng thương mại quốc tế từ năm 2013 đến 2018. Trong vai trò này, bà đã chủ trì hội nghị bộ trưởng WTO năm 2015 tại Nairobi – người châu Phi đầu tiên dẫn đầu diễn đàn cấp cao nhất của WTO.

• Mohammad Maziad Al-Tuwaijri, Ả Rập Saudi:

Ông hiện là một bộ trưởng cố vấn cho tòa án hoàng gia về các vấn đề chiến lược kinh tế quốc tế và địa phương ở Ả Rập Saudi. Trước khi trở thành bộ trưởng, ông làm việc trong ngành ngân hàng.

• Liam Fox, Vương quốc Anh:

Fox là cựu Bộ trưởng thương mại quốc tế Anh và hiện là một nhà lập pháp tại Quốc hội. Ông ủng hộ việc cải cách WTO.
Các thách thức

Giới phân tích cho rằng bất kể ai là người đứng đầu WTO đi chăng nữa, thì tổ chức này cần lấy lại uy tín tại thời điểm thương mại quốc tế không phải là ưu tiên của nhiều nền kinh tế.

Thử thách quan trọng sẽ là giữ chân các người chơi lớn trong khi bảo vệ logic của chủ nghĩa đa phương, giáo sư Gian Gianco Ottaviano, giáo sư kinh tế tại Trường Kinh tế Luân Đôn, nói với CNBC.

WTO đã lo sợ trước quyết định của Hoa Kỳ hồi tháng 12 về việc ngăn chặn việc bổ nhiệm hai thành viên mới vào cơ quan phúc thẩm. Động thái này có nghĩa là WTO đã không thể phân xử các tranh chấp thương mại mới giữa các quốc gia thành viên kể từ đó.

Đầu năm nay, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho rằng WTO đã bị tan vỡ, ông nói rằng các nước như Trung Quốc đã lợi dụng WTO. WTO đã nói rằng những lời chỉ trích từ Trump đã gây tổn hại.

Karel Lannoo, giám đốc điều hành của viện tư vấn CEPS, nói với CNBC” Chúng tôi rất cần WTO. Hiện không có sự thay thế nào, nhưng tổ chức cần phải được khôi phục, và sự quản trị của nó cần được sửa chữa.

Tổ chức có trụ sở tại Geneva được thành lập năm 1995 và lần đầu tiên mở rộng các quy tắc thương mại thế giới vượt ra ngoài hàng hóa để bao gồm những thứ như dịch vụ và sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, các nhà phê bình nói rằng nó đã thất bại trong việc phát triển kể từ khi thành lập.

Các quan chức trong Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ đồng ý rằng WTO cần phải được cải cách và các quy tắc của nó được cập nhật, nhưng không có sự đồng thuận về cách thực hiện.

Nguyên Minh