Thế Giới Di Động đã khéo “vén màn đêm” kinh doanh tại Campuchia như thế nào?

Thế Giới Di Động đã chính thức khai trương siêu thị đầu tiên bên ngoài lãnh thổ Việt Nam tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia vào tháng 6/2017, với thị trường 15 triệu dân này, BigPhone hay tên gọi của ThếGiới Di Động tại Campuchia được xem là bước thử nghiệm của MWG để tìm kiếm cơ hội vươn ra nước ngoài đồng thời kiểm nghiệm khả năng của hệ thống khi vận hành một siêu thị ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Ông Hồ Viết Đông, CEO của Thế Giới Di Động tại Campuchia chia sẻ: “BigPhone hiện chỉ tập trung mạnh vào mảng điện thoại và tablet, chiếm đến 85% tổng số lượng sản phẩm tại BigPhone, 15% còn lại dành cho các mặt hàng phụ kiện, sim số, thẻ cào. Trong đó, số lượng điện thoại và tablet của Apple và Samsung chiếm phần lớn.” Riêng laptop, do thị trường tiêu thụ tại Campuchia không lớn nên theo ông Đông, Thế Giới Di Động sẽ phát triển mặt hàng này khi doanh số các sản phẩm chủ lực đã ổn định. Doanh thu trung bình của 4 cửa hàng BigPhone đầu tiên trong thời gian đầu đạt được xoay quanh con số 100.000 USD/tháng.

Khi đặt ra câu hỏi, liệu thị trường Việt Nam đã đến thời điểm bão hoà của mảng di động, điện máy hay chưa? CEO Thế giới di động, Ông Trần Kinh Doanh cho biết: Thực ra vẫn còn quá nhiều thứ ở Việt Nam để có thể làm, như mảng điện thoại thì có vẻ như là bão hòa vì 40 đến 50% thị phần đã thuộc về Thế giới di động, tuy nhiên sẽ còn nhiều thứ phải làm khi chuyển qua bách hoá hay là thuốc tây, lý do để đầu tư ra nước ngoài mà cụ thể là Campuchia, ban lãnh đạo MWG xác định đây là bước chuẩn bị quan trọng cho tương lai, khi chúng tôi đến Campuchia để nỗ lực xây dựng hồ sơ “năng lực kinh doanh” ở trên một thị trường không phải là người Việt, nếu làm được ở đất nước chỉ có 14,15 triệu dân này thì sau đó có thể tự tin bước ra một nước khác với dân số lớn hơn, có thể 50 đến 60 triệu dân mà không phải là người Việt Nam.”

Thời điểm hiện tại có thể thở phào một chút vì thách thức mà “người khổng lồ” này đương đầu trong những ngày tháng tại đầu tiên tại Campuchia không phải là nhỏ, theo ông Doanh, “Chính ở tính tuân thủ pháp luật kinh doanh ở đất nước Chùa tháp không giống như Việt Nam, ví dụ ở Việt Nam bắt buộc khi kinh doanh, bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân đều có nghĩa vụ nộp thuế, thế nhưng tại Campuchia thì ý thức tuân thủ thuế của người dân chưa nghiêm túc lắm. Nếu bạn làm đúng tất cả những quy định tại đây thì giá thành của bạn rất cao, khả năng cạnh tranh giảm”.

Gần một năm qua, mọi thứ đang thay đổi theo chiều hướng tích cực, người dân xứ Chùa tháp hay kể cả khách du lịch đến đây đã cảm nhận được văn hoá kinh doanh ấn tượng,họ sẵn sàng trả mức giá cao hơn cho sự an tâm và quan trọng nhất là chế độ hậu mãi “rất sòng phẳng” theo cách Ông Doanh nhấn mạnh “Giao dịch hoàn hảo là giao dịch mà mình kiếm được tiền nhưng khách hàng của mình cũng phải cảm thấy hài lòng khi giá trị bỏ ra xứng đáng”

Nếu không có gì thay đổi, trong tháng 2 này,MWG sẽ chính thức khai trương thêm 4 cửa hàng BigPhone tiếp theo tại Campuchia, so với kế hoạch đặt ra trong năm 2018 là 10 cửa hàng, với cn số 8 cửa hàng đã và đang hoàn thiện thì 80% chỉ tiêu trong năm 2018 đã sắp hoàn thành, bước chân của người khổng lồ này đang in dấu khá nhanh và đậm tại đây, khả năng để đưa hệ thống điện máy và bách hoá trong tương lai ra nước ngoài là hoàn toàn khả thi.

Nhưng tất yếu là, tất cả các bước đi của MWG đều được thực hiện với một sự thận trọng và tính toán kỹ lưỡng trước khi quyết định mở rộng thần tốc.

Và dĩ nhiên khi doanh nghiệp của bạn khi quyết định đầu tư tại một đất nước mới thì bạn phải hiểu được văn hoá tại đó, khi hiểu được văn hoá thì sẽ có những phương án kinh doanh phù hợp và hiệu quả. Dưới đây là một số phong tục tập quán văn hoá tại Campuchia:

Người Campuchia luôn coi trọng sự bình tĩnh trong mọi trường hợp. Nếu bạn không muốn mất lòng đối tác hoặc muốn công việc thuận lợi thì tốt nhất không nên biểu lộ sự bực tức.

Tuyệt đối không được chạm vào đầu ai dù bạn chỉ muốn biểu lộ thái độ thân thiện vì ở Campuchia, hành động này được coi là sự sỉ nhục.

Dùng chân chỉ vào đồ vật cũng bị coi là hành động khiếm nhã, không lịch thiệp.

Nói to và các hoạt động náo nhiệt không được hoan nghênh còn mỉm cười và gật đầu sẽ mang lại sự thân thiện.

Các cử chỉ, hành động biểu lộ tình cảm không được hoan nghênh nơi công cộng, đặc biệt là giữa những người khác giới.

Người Campuchia có thói quen xỉa răng bằng một tay, tay còn lại dùng để che miệng.

Mặc dù không phải là quy định song một món quà nhỏ có biểu tượng của công ty, một lời mời cho bữa ăn trưa hay tối rất được hoan nghênh.

Chắp tay trước ngực và hơi cúi mình chào nhau thông dụng như việc bắt tay ở các dân tộc khác. Nữ luôn chào theo kiểu truyền thống nhưng nam giới thì có thể bắt tay. Người Campuchia không quá câu nệ, họ có thể chấp nhận người nước ngoài chào theo cách khác. Tuy nhiên, trong các buổi gặp mặt trịnh trọng, hình thức thì chào theo kiểu truyền thống được coi là lịch sự và rất được hoan nghênh.

Khi được người khác chào, bạn cần phải đáp lại, nếu không sẽ bị coi là rất bất lịch sự.

Do khí hậu nóng ẩm nên chỉ cần mặc đơn giản trong hầu hết các trường hợp. Trong các cuộc gặp chính thức hoặc khi tham gia các nghi lễ, sự kiện thì càng mặc chỉnh tề, hình thức càng tốt. Quần shorts, áo ngắn, dép Sandals không được chấp nhận khi vào các cơ quan nhà nước cũng như những địa điểm tín ngưỡng, tôn giáo.

Đối với nữ giới, cần lưu ý không nên mặc đồ quá ngắn, không dùng các loại vải trong, mỏng trong bất kỳ trường hợp nào.

Nguyễn Việt Hùng